Năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thông điệp Providentissimus Deus của Đức Leo XIII và 50 năm thông điệp Divino afflante Spiritu của Đức Pio XIII, Ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh đã xuất bản một văn kiện mang tựa đề “Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo hội” (L'interprétation de la Bible dans l'Église). Tập tài liệu rất dài (dài hơn cả thông điệp Veritatis Splendor) nhưng lại hơi ngắn, bởi vì chỉ bàn tới vấn đề giải thích Kinh Thánh, nhưng không đi vào những vấn đề liên can tới bản chất của Kinh Thánh, thí dụ như ơn linh ứng, sổ bộ sách thánh. Để có một cái nhìn toàn bộ hơn, chúng tôi sẽ dựa trên quyển sách Giáo Lý Hội thánh công giáo để trình bày những quan điểm thần học và đạo lý của Giáo hội chung quanh vài vấn đề nhập môn Kinh Thánh, tức là: ơn linh ứng, chân lý của Kinh Thánh, sự giải thích Kinh Thánh, Thánh kinh trong đời sống Giáo hội.
- Đức Kitô - Lời duy nhất của Kinh Thánh (số 101-104).
- Linh ứng và Chân lý của Kinh Thánh (số 105-108).
- Thánh Linh, vị giải thích Kinh Thánh (số 109-119).
- Sổ bộ sách thánh (số 120-130).
- Thánh kinh trong đời sống của Hội thánh (số 131-133).
Tiểu Đề 1 : Đức Kitô – Lời Duy Nhất Của Kinh Thánh (Số 101-104)
Tiểu Đề 2 : Linh Hứng Và Chân Lý Của Kinh Thánh ( Số 105-108)
I. Về Ơn Linh Hứng
- Thiên Chúa là tác giả của Kinh Thánh (số 105).
- Thiên Chúa đã linh ứng các người tác giả của các Sách thánh (số 106).
- Các sách linh ứng dạy sự thực (chân lý) (số 107).
- Thiên Chúa đã muốn rằng những điều Ngài mạc khải được ghi chép thành sách để được lưu truyền cho hết mọi người ở mọi nơi mọi thời (xem thêm số 74);
- Các sách ấy được viết dưới linh ứng của Thánh Thần.
- Thiên Chúa đã chọn con người (homines elegit);
- Chúa nhờ tới họ trong sự sử dụng hết các tài năng và sức lực của họ (quos facultatibus ac viribus suis utentes adhibuit);
- Ngài hành động trong họ và nhờ họ (Ipso in illis et per illos agente);
- Họ thực là tác giả, đã viết tất cả và chỉ những gì mà Ngài muốn (ea omnia eaque sola, quae Ipse vellet, ut veri auctores scripto traderent).
- Ơn Thánh linh ban cho hết mọi tín hữu;
- Ơn Chúa thúc giục để khởi công viết sách; + một loại hứng khởi tôn giáo (enthousiasme) tựa như sự hứng khởi làm thơ.
- Sách do những người được linh ứng mà viết ra; các sách ấy chứng thực mạc khải của Chúa;
- Chúng ra đời dưới một sự hướng dẫn đặc biệt của Chúa Quan phòng;
- Chúng biểu lộ Thánh linh được chứa đựng.
II. Về Chân lý của Thánh Kinh
- Người Do thái hiểu chân lý như là sự trung tín của Chúa với lời hứa.
- Người Hy Lạp hiểu chân lý như là sự tương hợp giữa trí tuệ với thực tại khách thể.
- Thánh Gioan hiểu chân lý như là ý định cứu rỗi của Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Kitô; Đức Kitô xưng mình là chân lý bởi vì nơi Người các lời hứa đã hoàn tất. Đức Kitô cũng hứa sẽ gửi Thánh Thần đến với các môn đệ để dẫn đưa họ vào chân lý sung mãn.
Tiểu Đề 3 : Thánh Linh, Vị Giải Thích Kinh Thánh (Số 109-119)
- Tiêu chuẩn để thiết lập tính cách quy điển (canonicité) (số 120);
- Các sách Cựu Ước (số 121-123);
- Các sách Tân Ước (124-127);
- Sự hợp nhất giữa Cựu và Tân Ước (số 128-130).
1. Tiêu chuẩn để thiết lập tính cách quy điển (số 120)
- Nguồn gốc do một thánh tông đồ viết ra;
- Nội dung phù hợp với quy luật đức tin, nghĩa là phù hợp với tư tưởng của các thánh tông đồ.
2. Cựu Ước (số 121-123)
- Ơn linh ứng
- Kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa
3. Tân Ước (số 124-127)
- Giai đoạn khi Đức Giê-su còn ở dương thế;
- Giai đoạn truyền khẩu;
- Giai đoạn biên soạn thành sách.